Xem lại : quan điểm của đức phật về thực phẩm và dinh dưỡng phần I
Xem lại : quan điểm của đức phật về thực phẩm và dinh dưỡng phần II
Xem lại : quan điểm của đức phật về thực phẩm và dinh dưỡng phần III
Xem lại : quan điểm của đức phật về thực phẩm và dinh dưỡng phần IV
Nói chung, được chấp nhận rộng rãi rằng chế độ ăn có kế hoạch chu đáo là lành mạnh về mặt dinh dưỡng và lợi ích cho việc ngăn chặn và điều trị những bệnh mãn tính. Thuật ngữ “chế độ ăn uống phòng bệnh” đã được sử dụng gần đây để nhấn mạnh khả năng tránh những bệnh liên quan đến thực phẩm. Có hai lý do chính mà người ta chọn một chế độ ăn chay giống với quan điểm Phật giáo. Thứ nhất là quan tâm đến thú vật và thứ hai là để nâng cao sức khỏe. Mặc dù Kesten không đề xuất một chế độ ăn chay nghiêm ngặt, bà nói rằng thực phẩm cần nên tươi, tự nhiên, nguyên chất, dinh dưỡng, và có lợi cho sức khỏe, với tình trạng nguyên vẹn của nó. Bà cũng tập trung vào bốn phương diện của thực phẩm: lợi ích vật lý, tinh thần, tình cảm và xã hội. Không dễ có được những lợi ích này bằng việc ăn thịt thú vật.
Tổ chức Web Dietitians nói rằng một chế độ ăn uống không thịt cá bây giờ là trào lưu chính. Tuy nhiên, người ta vẫn còn lo lắng về vitamin B12, một số chất khoáng bao gồm sắt, kẽm, can-xi và prô-tê-in. Trong phần này chúng ta trước hết sẽ thảo luận về những lo lắng dinh dưỡng liên quan đến chế độ ăn chay, và sau đó xem xét những điểm mạnh của lợi ích dinh dưỡng.
1. Những lo âu về dinh dưỡng
Về prô-tê-in, không cần thiết ăn thịt động vật để có đủ prô-tê-in. Chỉ prô-tê-in thực vật cũng cung cấp đủ cả a-xít amin cần thiết và không cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể, cũng như những nguồn prô-tê-in của chế độ ăn kiêng khác, và lượng ca-lo thu vào là đủ cao để đáp ứng những nhu cầu năng lượng. Những loại gạo, đậu, hạt và tất cả rau quả chứa cả những a-xít amin cần thiết và không cần thiết. Cũng được biết rằng lợi ích sinh học của prô-tê-in trong đậu nành là gần như ngang với prô-tê-in động vật. Mayo Clinic Staff nói rằng đậu là một sự thay thế lành mạnh cho thịt, thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cô-lét-xtê-ron hơn đậu. Rau đậu thuộc về loại rau quả bao gồm đậu hạt, đậu Hà lan và đậu lăng. Những mầm chồi, chẳng hạn như mầm linh lăng và mầm đậu nành cũng được xem là đậu.
Về các chất khoáng, có những nguồn dồi dào chất khoáng khác nhau, chẳng hạn như đồng, măng-gan và sắt, nằm trong số những thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, giá trị sinh học của những chất khoáng trong chế độ ăn chay có thể có giới hạn, do vì a-xít phyic cao và có thể có những chất ức chế khác trong một số thực phẩm thực vật. Ngoài ra, thể sắt, sắt không có hê-mô-glô-bin, được tìm thấy trong những thực phẩm từ thực vật là ít giá trị hơn ở trong thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, đậu khô, đậu Hà lan, rau bi-na, đậu phụng, hạt và trái cây sấy khô chẳng hạn như nho khô, mơ và đào… là những nguồn thực vật giàu sắt, mặc dù những nguồn giàu nhất về loại khoáng chất này là thịt đỏ, gan và lòng đỏ trứng. Hunt kết luận rằng chỉ cần ta tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm, giá trị sinh học bị hạn chế này sẽ được bù đắp.
Ông cũng chỉ ra rằng tỷ lệ những người ăn chay mắc bệnh thiếu sắt là không cao, mặc dù có khuynh hướng họ có lượng dự trữ sắt thấp hơn động vật ăn tạp. Kẽm chính yếu được chứa trong trai sò, tôm và thịt. Tuy nhiên, gạo, đậu phụng và rau đậu cũng là những nguồn giàu kẽm. Hunt cho rằng bởi vì không có tiêu chí đáng tin cậy và rõ ràng để xác định lượng kẽm, không thể đánh giá sự ảnh hưởng của chế độ ăn chay về tình trạng kẽm. Những nguồn giàu can-xi là sữa, pho mát, sữa chua và những sản phẩm được làm bằng sữa khác. Tuy nhiên những loại rau xanh chẳng hạn như rau bi-na, cải xoan, củ cải, bông cải xanh, cũng như một vài loại rau đậu và những sản phẩm đậu tương cũng là những nguồn tốt về kẽm và có nguồn gốc từ thực vật.
Ngoài ra, trái cây và rau củ có thể hạn chế việc mất can-xi do tiểu tiện. Thêm nữa, câu hỏi về các chất khoáng không còn là một vấn đề khi ta có thể tiêu thụ những sản phẩm được bổ sung sắt, can-xi và kẽm chẳng hạn như ngũ cốc có bổ sung các chất này khi chế biến, nước cam, hay sữa đậu nành. Về B12, loại này vốn dĩ chỉ có từ những nguồn động vật. May mắn, nó cũng có thể tìm thấy trong một vài loại bột ngũ cốc và thức uống bằng đậu nành, cũng như ở nơi những phần bổ sung vitamin.
2. Lợi ích dinh dưỡng
Ngày nay, khoa học có hiểu biết tốt hơn về một chế độ ăn uống dựa trên thực vật bởi vì nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng một chế độ ăn uống đặt nền tảng trên thực vật có thể mang lại những lợi ích chuyển hóa chất khác nhau, chẳng hạn như các mức cholesterol thấp hơn, giảm tỷ lệ mắc phải bệnh đau tim, huyết áp thấp hơn, kiểm soát đường được cải thiện, nguy cơ của nhiều bệnh ung thư thấp, giảm trọng lượng cơ thể, và thậm chí xương cứng hơn. Cũng được nhiều người thừa nhận rằng sự mang bệnh và đột tử ở những người ăn chay là thấp hơn những người ăn tạp. Những lợi ích này là kết quả từ một chế độ ăn uống mà ở đó có chất béo bão hòa không cao, có chất xơ trong rau quả, và hóa chất thực vật, trong khi chất béo bão hòa thấp với không có cholesterol từ thực phẩm thực vật.
Davis và Kris-Etherton tường trình lại rằng một chế độ ăn chay có lượng chất béo thấp hơn không đáng kể một chế độ ăn tạp. Tuy nhiên, chế độ ăn chay giảm một phần ba chất béo bão hòa và khoảng một nửa cholesterol so với chế độ ăn tạp.