Loading ...

Chuyện Bình Thường - Thích Chân Tính

Suy nghĩ kỹ chưa?  

   Một thiện nam đến chùa xin thế phát xuất gia. Sư ông trụ trì hỏi:

      - Chú đã suy nghĩ kỹ chưa?

      - Bạch thầy, con đã suy nghĩ kỹ rồi.

    Ba tháng sau Sư ông cho xuống tóc. Tu được hơn một năm, một hôm chú đến bạch với Sư ông:

      - Mô Phật, bạch thầy, cho phép con được hoàn tục.

     Sư ông hỏi:

       - Chú đã suy nghĩ kỹ chưa?

       - Bạch thầy, con đã suy nghĩ kỹ rồi.

Rồi chú tự động thu dọn hành lý trở về nhà.

 

Trăm thương không bằng một 

   Du tăng Lưu Tâm rất nổi tiếng về tài năng cũng như học vấn. Trên đường hành đạo sư tạm dừng bước tại một thiền viện. Qua sinh hoạt của sư được các thiền sinh rất khâm phục. Họ dành mọi tình cảm cho vị du tăng trẻ tuổi tài cao này và mong người dừng bước du phương tại đây để hoằng pháp lợi sinh.

   Tiếng lành đồn xa, không bao lâu trẻ già trai gái tìm đến nghe pháp và thân cận cúng dường rất đông. Sự kiện này khiến cho các thiền sinh càng yêu mến chiều chuộng, dành mọi tình cảm tốt đẹp hầu giữ sư lại thiền viện làm lợi ích Tam Bảo lâu dài.

   Một hôm Lưu Tâm bỗng đi biệt tăm với một cô gái trẻ đẹp thường thân cận cúng dường. Cả thiền viện sửng sốt và bàn  tán xôn xao.

   Viện chủ thiền viện họp đồ chúng lại và nói:

      - Tình thương của hàng trăm thiền sinh không thắng nổi tình yêu của một thiếu nữ.

 

Thật thà quá

   Tại chùa Chân Lý có ni cô Diệu Chân nổi tiếng thật thà như trẻ nít. Trong lòng nghĩ sao ngoài miệng nói vậy chẳng so đo cân nhắc. Nếu ai tiết lộ với cô một điều gì không sớm thì muộn sẽ bị bật mí.  Do tính thật thà này trong chúng không ai dám nói xấu chuyện của người cho cô nghe cả.

   Vào dịp lễ Vu Lan. Một tín nữ đem xấp vải lam đến cúng dường. Cô thường mặc y phục nâu nên đã trả lời thẳng thắn:

      - Không! Tôi có mặc vải này đâu.

   Cô vẫy tay từ chối.

   Tín nữ vì chưa biết tính tình cô nên đã buồn giận cầm xấp vải ra về.

   Trong chúng nghe kể lại ai cũng lắc đầu cười về tính thật thà quá mức của cô 

 

Bát nhã Ba la mật 

   Tại buổi giảng kinh của Pháp sư Thông Biện, trong đó có một vị du tăng tu hạnh Ðộc giác đến dự. Vị Pháp sư nói về công đức tu hạnh Bát nhã Ba la mật của Bồ tát vượt trội hơn công đức trí tuệ của hàng Thanh văn, Duyên giác. Vị du tăng thính pháp bất đồng ý kiến về quan điểm này, bèn chất vấn vị Pháp sư:

      - Ðã là trí tuệ thì không có sự sai biệt, là bình đẳng. Tại sao ngài so sánh hơn thua?

   Vị Pháp sư mỉm cười. Ngài cầm chiếc bật quẹt giơ lên và bật thành ngọn lửa. Ngài hỏi:

      - Theo thầy thì ánh sáng của ngọn lửa với ánh sáng của mặt trời có khác không?

   Vị tăng Ðộc giác không trả lời. Ngài đứng dậy vái chào vị Pháp sư, đeo bình bát lên vai rồi rời khỏi giảng đường.

 

Chuyện bình thường

Chùa Vân Môn có khoảng một trăm vị tăng. Sư ông trụ trì nổi tiếng là người bình dị. Trong sinh hoạt thường nhật ngài luôn hòa chúng. Phật tử đến chùa đều kính phục hạnh tu của Sư ông.

   Một hôm có một thiện nam đến viếng thăm và tán thán hạnh tu của Sư ông. Sư ông mỉm cười nói:

      - Có chi đâu, đó chỉ là một việc bình thường thôi.

   Vị khách khẳng định:

      - Dạ không, bạch Sư ông, con đã đi nhiều chùa và chưa thấy vị thầy nào thật sự bình đẳng như Sư ông.

      - Cư sĩ thấy tôi bình đẳng ở chỗ nào?

      - Dạ điển hình là một việc nho nhỏ như ngài lao động chung với Tăng chúng, cùng ngồi ăn chung mâm với chư Tăng, không phân biệt ngôi vị cao thấp. Trong khi ở những nơi khác, địa vị của Sư ông phải ăn trên ngồi trước.

   Sư ông bật cười, nói:

      - Ðó là vì tôi muốn khỏe mạnh và ăn được thôi. Này nhé, nếu không lao động thì trong người sẽ không biết thèm, không biết đói. Do lẽ đó muốn ăn ngon thì phải lao động. Còn lý do nào tôi ăn với Tăng chúng phải không? Thật ra đây là cơ hội kích thích mình ăn được nhiều thôi.

       - Như vậy là sao ạ!

      - Thế này, nếu tôi ăn riêng với mâm đầy cỗ ngon dễ khiến mình buồn chán. Nhưng cũng một mâm ấy mà đông người ăn sẽ vui. Do vậy ăn chung với đại chúng sẽ giúp mình ăn được và ăn ngon hơn.
       - À , thì ra là thế!

 

Giới sát 

Sau buổi thuyết pháp của giảng sư, một cô Phật tử đứng dậy nêu thắc mắc:

      - Kính bạch Ðại đức, vừa qua con nghe Ðại đức giảng về giới sát mà con khổ tâm vô cùng.

   Giảng sư hỏi:

      - Có điều gì thắc mắc thì cô cứ nêu.

      - Bạch Ðại đức, cái giường của mẹ con nằm ngủ có rất nhiều rệp, chúng cắn mẹ con đến phát sinh bệnh tật. Bây giờ con phải biết làm sao với lũ rệp đó?

   Giảng sư hỏi:

      - Mạng sống của mẹ cô quý hay con rệp quý?

      - Dạ, dĩ nhiên mạng sống của mẹ con phải quý hơn.

      - Vậy thì hãy bắt những con rệp ấy quẳng chúng đi.

   Cô trợn mắt nhìn vị giảng sư:

      - Nếu thế chúng sẽ chết và như vậy con sẽ phạm vào giới sát.

Vị giảng sư đáp:

      - Vậy thì cô để cho những con rệp ấy sống, để cho mẹ cô chết.

 

Nhận lầm 

   Hai thanh niên đi đường cùng chiều. Họ nhìn thấy ở lề đường một hộp kiếng, bên trong có thỏi vàng óng ánh. Hai người giành giật nhau để chiếm đoạt.

   Một anh nói:

       - Tôi thấy trước.

   Anh kia cãi:

       - Nhưng tôi lượm trước.

   Hai người lời qua tiếng lại không nhân nhượng nhau. Cuối cùng để lấy được của, họ phải dùng vũ lực. Hai bên ẩu đả quyết liệt bất phân thắng bại. Quần chúng bu lại xem làm tắt nghẽn giao thông.

   Công an được tin đến phân xử thì mới rõ vàng trong hộp là vàng giả. Kết quả hai thanh niên phải vào bệnh viện để chữa trị, lại phải nộp phạt về tội gây rối trật tự giao thông.

 

Ðúng sai

Thầy Thiện Phước đi nghe thuyết kinh Kim Cang Bát Nhã. Sau khi về chùa, thầy trở nên hoang mang trong việc hành trì tu tập. Nếu có chấp tác thì chỉ là miễn cưỡng chứ không còn nhiệt tâm như trước. Ðể giải tỏa thắc mắc của mình, thầy đến bạch với sư phụ.

       - Kính bạch thầy, theo lời vị giảng sư dạy thì việc tụng kinh, lễ bái, ngồi thiền chỉ là hình thức chứ chưa phải là tu. Vậy xin thầy chỉ cho con được rõ đúng hay sai.

   Sư phụ đáp:

       - Cũng đúng mà cũng sai.

       - Thưa thầy, con chưa hiểu.

       - Ở vào hoàn cảnh địa vị giảng sư là đúng. Ở vào hoàn cảnh địa vị của con là sai.

   Ðệ tử vẫn chưa hiểu rõ lời dạy.

   Một thời gian sau, thầy Thiện Phước được sư phụ cử đi trụ trì một ngôi chùa và hướng dẫn đồ chúng . Ðến lúc này thầy mới nhận ra được lời dạy của sư phụ thật là đúng.

 

Bi Trí 

   Một vị đệ tử chưa hiểu tinh thần kết hợp giữa bi và trí mà thầy vừa giảng nên đã hỏi.

      - Bạch thầy, theo ý con đã là bi thì không nên có trí xen vào.

      - Con hãy cho thầy một thí dụ cụ thể.

      - Chẳng hạn thấy người đói khổ thì cứ bố thí. Nếu mình so đo tính toán hoặc tìm hiểu tại sao thì con e rằng lòng từ bi sẽ bị thui chột mất.

      - Ðúng. Nhưng nếu con gặp một người té sông thì sao? Con có nhảy xuống cứu họ không?

      - Dạ không.

      - Tại sao vậy?

      - Dạ tại vì con không biết bơi.

      - Vậy thì lòng từ bi của con ở đâu?

      - Mặc dù lòng từ bi có nhưng vì con không biết bơi, nếu nhảy xuống sông cứu họ thì e rằng con cũng sẽ chìm theo họ mất.

      - Vậy con phải làm sao?

      - Con sẽ tìm cách nào đó để có thể cứu sống được họ.

      - Bi kết hợp với trí mà thầy muốn nói là nghĩa như thế đó.

   Ðệ tử cúi đầu bái tạ lui ra.

 

   Thương ghét bất đồng 

   Hòa thượng Ngộ Ðạo là một vị chân tu khả kính, đệ tử xuất gia và tại gia có đến hơn vạn người. Cuộc đời của ngài ngoài việc tu hành nghiêm trì giới luật và giáo hóa đồ chúng ra còn làm rất nhiều việc từ thiện khác. Nói chung cả cuộc đời ngài tận tụy vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh.

   Một hôm ngài an nhiên thị tịch. Tin này nhanh chóng được truyền khẩu đến tai các đệ tử của ngài. Có người đã vui mừng thốt lên:

        - Thế là thoát nợ.

   Cũng có những vị thương tiếc than thở:

        - Ôi! Một ngôi sao sáng vừa lịm tắt.

          8-1990

 

Làm con mới đúng

Một bà vãi đến bạch với thầy trụ trì:

       - Kính bạch thầy, chú tiểu Lam không chịu làm công việc phụ giúp con.

   Thầy nhỏ nhẹ:

       - Thôi, mình lớn tuổi rồi ráng hy sinh làm để cho giới trẻ có thời gian tu học. Mai này chú ấy tu được thì phước của vãi rất lớn.

       - Dạ bạch thầy, rủi chú ấy không tu được thì sao?

        - Thì kiếp sau chú làm mẹ của vãi.

   Bà trợn mắt:

        - Trời đất! Vậy tội gì con phải hầu chú để rồi kiếp sau chú ấy lại làm mẹ mình.

        - Vậy vãi muốn chú ấy làm con hả?

        - Mô Phật! Làm con mới đúng chứ. Ngu sao chịu chú làm mẹ.

        - Vậy thì vãi lại phải hầu nó tiếp nữa à?

  Bà vãi?

 

 Không ăn lộc chuột 

   Một hôm chú tiểu đem chuối dâng lên cúng dường thầy. Thầy hỏi:

       - Chuối ở đâu vậy con?

       - Dạ bạch thầy, chuối này con lấy ở bàn thờ cửu huyền.

       - Ấy, từ nay con không được lấy thức ăn cúng vong dâng cúng quý thầy nghe chưa.

   Chú tiểu dạ nhưng thắc mắc hỏi lại:

       - Bạch thầy, tại sao không được? Con thấy nải chuối này Phật tử cúng ngon quá nên con mới dâng cúng thầy.

       - Vì quý thầy độ cho vong linh nên không ăn thừa lộc của vong.

   Một hôm chú tiểu thấy quả chuối để trên bàn bị chuột ăn hết một phần định quăng bỏ. Thầy thấy vậy vội ngăn:

       - Con không nên phung phí thực phẩm như vậy. Hãy cắt bỏ phần chuột ăn đi, phần còn lại mình ăn cũng được, có chết chóc gì đâu mà sợ.

   Chú tiểu thưa:

        - Bạch thầy, con không sợ chết mà sợ ăn lộc chuột không độ được chuột thôi ạ.

   Thầy !?!

 

Người ngu đốt tiền

   Có một anh nọ cứ mỗi buổi sáng cầm tờ giấy bạc 200 đồng ra đốt. Lúc đầu người hàng xóm tưởng anh đốt đô la âm phủ, nhưng về sau phát hiện ra anh ta đốt tiền thật.

   Việc làm này bị mọi người chung quanh chê trách nguyền rủa là đồ ngu. Tiền làm ra đổ mồ hôi nước mắt mới có được lại đem đi đốt chơi. Thật là khùng, điên, mát... Anh ta bỏ ngoài tai hết và cứ tiếp tục đốt tiền vào mỗi buổi sáng.

   Một hôm đang đốt tiền thì có một anh hàng xóm vì quá ngứa mắt nên đến hỏi:

      - Tại sao anh lại dại dột đến nỗi đem tiền đốt chơi như thế?

   Nói xong anh đưa điếu thuốc lá lên miệng rít một hơi dài, phả ra từng ngụm khói như trêu ghẹo.

   Anh kia bình tĩnh trả lời:

      - Công nhận tôi dại thật, tiền làm ra đổ mồ hôi lại đem đốt chơi. Thế nhưng so với người đã đốt tiền, đốt phổi lại còn đốt cả sức khỏe thì ai ngu hơn?

   Anh hàng xóm lẳng lặng bỏ đi.

 

   Khỏi mất phần 

   Theo quy định tại nghĩa trang chùa Vân Thê, những Phật tử khi mất được an táng theo thứ tự, chết trước chôn trước, chết sau chôn sau, không ai được giành phần trước. Một hôm có các Phật tử đến thưa với thầy quản lý nghĩa trang:

      - Bạch thầy, chúng con đi chùa đã lâu, chỉ mong sau này mất được an táng tại đất chùa. Vừa rồi chúng con ra thăm nghĩa trang thấy mộ phần quá nhiều, đất sắp hết, không biết sau này tới lượt chúng con sẽ yên nghỉ nơi đâu?

   Thầy hỏi lại:

      - Quý vị sợ mất quyền lợi phải không?

      - Mô Phật, phải.

      - Vậy thì quý vị tranh thủ chết sớm để khỏi mất phần.

      -!?!

 

     Thầy trò 

 Thầy vào phòng làm việc thấy mất một số giấy tờ bèn kêu thị giả đến hỏi:

      - Con có thấy những giấy tờ vụn để trên bàn không?

      - Mô Phật, có.

      - Thế đâu rồi?

      - Dạ, con thấy giấy vụn nên đã đem bỏ vào thùng rác rồi ạ.

      - Từ nay về sau những thứ để trên bàn thầy không được bỏ đi, nếu chưa có sự đồng ý của thầy, nhớ không?

      - Mô Phật, nhớ.

   Một hôm, thầy gọi thị giả vào phòng trách:

      - Con có thấy vỏ chuối để trên bàn không?

      - Mô Phật, thấy.

      - Tại sao con không dẹp?

      - Mô Phật, tại vì chưa có sự đồng ý của thầy.

   Thầy?!!

 

   Trọn vẹn cả hai 

 Có một Phật tử đến hỏi một vị Sư:

      - Bạch Sư, con có một thắc mắc này xin Sư hoan hỷ chỉ giáo cho.

      - Ðược cư sĩ cứ hỏi.

      - Bạch Sư! Trường hợp thấy một con cọp định ăn con heo. Nếu để con cọp ăn con heo mà mình không cứu nó thì thiếu lòng từ bi. Nếu mình tìm cách không cho con cọp ăn con heo thì con cọp sẽ bị đói tội nghiệp nó. Vậy trước hiện thực này mình phải xử lý thế nào cho trọn vẹn cả hai?

   Vị Sư đáp:

    &nb

Zalo
Hotline
Liên hệ
0938 248 199