Loading ...

Quan Điểm Của Ðức Phật Về Thực Phẩm Và Dinh Dưỡng Phần 1

Giới thiệu

Có một châm ngôn: “Chúng ta là những gì chúng ta ăn”, hàm ý rằng thân thể bao gồm những thành phần phát xuất từ thực phẩm. Trong thực tế, cơ thể con người được hình thành bằng vật chất mà nó được cung cấp bởi những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như prô-tê-in, li-pít, chất khoáng.v.v... Tất cả những hành vi mà con người thực hiện, cả vật lý và tâm thức, là những chức năng điện hóa học được tạo ra bởi hooc-môn, chất dẫn truyền thần kinh, và en-zim; những thứ này tồn tại ở trong thân thể bằng những dưỡng chất lấy ra từ thực phẩm. Tương tự, ý thức, sự chú tâm, và nhận thức cũng được tạo ra thông qua tiến trình điện hóa học. Nhưng khái niệm này là chính yếu đối với khoa Dinh dưỡng như một khoa học hiện đại. Đây là cơ sở của niềm tin rằng thực phẩm tiếp năng lượng cho thân và tâm thần.

website bất dong san viet nam

Nhưng nếu tiêu điểm chỉ tập trung vào thân thể thì dễ dàng rơi vào việc thỏa mãn vị giác thay vì ăn một cách đúng đắn. Việc gia tăng gần đây những bệnh liên quan đến thực phẩm và béo phì cho thấy rằng chế độ ăn uống hiện nay có khuynh hướng tập trung vào thân thể mà nó không đủ để duy trì “sức khỏe toàn diện”. “Sức khỏe toàn diện” là đề cập đến sức khỏe tinh thần, tình cảm, xã hội cũng như vật lý.

Đức Phật nhấn mạnh hơn 2.500 năm trước rằng hiện tượng vật lý và tâm thức là không thể tách rời. Khó có thể nói lời đúng đắn nếu không có sự chú tâm; không có suy nghĩ đúng đắn nếu không có ý thức; và không có hành động đúng đắn nếu không có nhận thức. Tâm về bản chất được nối kết với thân và ngược lại, vì thân thể được nối kết với tâm nên chúng có sự tương tác lẫn nhau. Ví dụ, một sự báo động trong đầu gây nên một sức ép tương ứng ở trong thân thể, chẳng hạn như co cơ và co thắt cơ tim. Bệnh vật lý gây nên sự yếu đuối và đau khổ tâm thần. Vì lý do này, mọi người cần tiếp nhận một sự nuôi dưỡng tình cảm thích hợp, cũng như tiêu dùng thực phẩm đúng đắn. Rõ ràng là các em bé không thể lớn lên khỏe mạnh nếu chúng không nhận được sự quan tâm, tình yêu thương và thực phẩm thích hợp từ cha mẹ chúng.

Đức Phật thừa nhận rằng mọi vật trong vũ trụ có hệ thống hoàn thiện của chúng, ngay cả một hạt gạo hay một mầm cải. Như vậy, con người, thú vật, vi trùng, và cây cỏ đều có quyền bình đẳng. Lưới trời Đế Thích là một ẩn dụ tuyệt vời mô tả sự nối kết này. Không khó để hiểu rằng, thực phẩm bao gồm không chỉ vật chất mà còn bao hàm những yếu tố vượt qua khỏi vật chất, chẳng hạn như tinh thần. Nhất nguyên luận nhấn mạnh cái nhìn bao hàm này về sự nối kết của thân và tâm.

top website bat dong san

Khoa Dinh dưỡng như một khoa học hiện đại tập trung vào thực phẩm chỉ như là nguyên liệu vật chất và tầm quan trọng của người tiêu thụ thực phẩm là chỉ để duy trì thân thể. Tri thức khoa học về dinh dưỡng đã làm biến dạng nhiều cách hiểu truyền thống về thực phẩm, bao gồm những truyền thống dựa trên giáo pháp Phật giáo. Thay vì một cái nhìn rộng rãi về thực phẩm như là một khái niệm toàn diện liên quan đến tâm thức, cộng đồng và sinh thái, khoa Dinh dưỡng xem thực phẩm chỉ như một vấn đề đo lường tính đếm, mà nó chỉ ảnh hưởng đến cơ thể. Điều này đã khiến chúng ta nghĩ rằng thân thể là một cỗ máy chỉ cần năng lượng để vận hành.

Kesten (2001), mặc dù là một nhà dinh dưỡng, đã hiểu được cách hiểu cổ xưa về thực phẩm, bao gồm tư tưởng của Đức Phật. Kesten đưa ra một vài hiểu biết mới về dinh dưỡng bằng việc giải thích cách những thuộc tính vốn có của thực phẩm liên quan đến một trạng thái sức khỏe: tinh thần, tình cảm, xã hội và vật lý. Nơi công việc sơ khởi này, Kesten 1) đề xuất khái niệm “dinh dưỡng tích hợp”, mà nó không tách vật chất ra khỏi tinh thần, 2) tuyên bố thực phẩm thật sự là gì, 3) nhận diện bốn phương diện của thực phẩm, 4) trình bày sáu bí quyết trị bệnh của thực phẩm, và 5) thảo luận về những phương cách tạo ra một sự nối kết tỉnh giác.

“Dinh dưỡng tích hợp” xác nhận cái nhìn tương tác và toàn diện rằng thực phẩm là tương thuộc sâu sắc với tinh thần, tình cảm, cộng đồng và ngay cả sinh thái. Ăn với chánh niệm, biết ơn, và cảm nhận về sự nối kết lẫn nhau của chúng ta và về môi trường có thể nâng cao sức khỏe của chúng ta.

web bat dong san muong thanh

Để nối kết cách hiểu của Phật giáo về thực phẩm với khoa học hiện đại về dinh dưỡng, cần thiết xem lại những quan điểm của Đức Phật về thân và tâm. Một sự xem xét lại như vậy mở ra những khía cạnh tích cực về chế độ ăn chay của Phật giáo cả về phương diện dinh dưỡng và sinh thái, và đưa chúng ta đến xem xét sâu hơn khái niệm của Kesten về “dinh dưỡng tích hợp”. Điều chính yếu để phát triển những khái niệm dinh dưỡng mới là liên quan đến việc đạt lấy “sức khỏe toàn diện”. Khoa Dinh dưỡng và tôn giáo chia sẽ những mục đích tương quan, giúp ta thoát khỏi những bệnh vật lý và khổ đau tinh thần. Trong bài viết này, trước hết chúng tôi xem xét khái niệm “dinh dưỡng tích hợp” và sau đó thảo luận quan niệm của Đức Phật về thực phẩm.

Khái niệm “dinh dưỡng tích hợp” được Kesten đề xuất

Khái niệm “Dinh dưỡng tích hợp” được Kesten đưa ra trong cuốn sách của bà, The healing secrets of food. Khái niệm của bà là một giải pháp toàn diện liên quan đến cả phương diện vật lý của dinh dưỡng và phương diện tinh thần, tình cảm và xã hội của những gì và cách con người ăn. Giải pháp của bà là rất giống với giải pháp của Phật giáo khi đưa ra khái niệm này bằng việc kết hợp tri thức cổ xưa về thực phẩm của những tôn giáo lớn và những truyền thống văn hóa trên thế giới với tri thức của khoa học hiện đại về dinh dưỡng. Kesten thấy rõ rằng hầu hết các tôn giáo và các nền văn hóa hiểu thực phẩm không chỉ là sự nuôi dưỡng thân thể.

Khoa học dinh dưỡng được khai sinh như một khoa học hiện đại vào những năm 80 thế kỷ XIX nhưng trớ trêu thay, quan điểm của nó về thực phẩm chỉ như một giá trị đong đo, tính đếm đã tạo ra một kỷ nguyên tối tăm về dinh dưỡng tinh thần. Bởi vì cái nhìn khoa học giới hạn của nó, quan tâm sức khỏe cộng đồng về thực phẩm chỉ tập trung hầu như chuyên biệt vào việc giảm những nguy cơ bệnh mãn tính chẳng hạn như đau tim, béo phì, tăng huyết áp và ung thư; trong khi mặt khác, xúc tiến một số chế độ ăn uống để giảm cân. Mặc dù những công trình này đã đem lại lợi ích lớn cho loài người, vẫn có những lợi ích lớn hơn có thể đạt được nếu những giải pháp dinh dưỡng cũng quan tâm vào những đặc tính vốn có khác của thực phẩm để bao gồm khả năng ảnh hưởng vào sức khỏe tinh thần, tình cảm và xã hội.

Kesten tin rằng trong khi mục đích của khoa Dinh dưỡng là đưa ra những sự thật khách quan về thực phẩm, chẳng hạn như những ảnh hưởng của các dưỡng chất vào sức khỏe vật lý, đây là một cách hiểu không trọn vẹn về ý nghĩa của thực phẩm. Bởi vì thực phẩm là tương thuộc và có sự nối kết sâu sắc với tinh thần, tình cảm, cộng đồng và môi trường, chúng ta không thể có được “sức khỏe toàn diện” khi không có sự nhận thức này. “Sức khỏe toàn diện” là đề cập đến một trạng thái hợp nhất của sức khỏe tâm thức với sự an lạc thật sự, sức khỏe của trí óc với niềm an vui thật sự, sức khỏe của liên kết xã hội với sự hân hoan thật sự, và sức khỏe của thân thể với sự khỏe mạnh thật sự. Đó là tại sao ăn với chánh niệm, biết ơn, và nối kết với nhau là quan trọng để nâng cao sức khỏe toàn diện.

Thật đáng tiếc rằng những quan niệm này về thực phẩm đã quá lâu không được chú ý đến. Như được trình bày từ đầu, khoa Dinh dưỡng là tương tự với những khoa học khác, ở đó nó có xu hướng chỉ tập trung vào những gì có thể đo lường và bỏ qua mọi thứ mà chúng không đo lường được, đó là tại sao những đặc tính chữa bệnh vốn có của thực phẩm đã bị che lấp. Hầu hết mọi người, ngay cả những nhà dinh dưỡng, không xem xét những khái niệm này; do đó, chúng ta sử dụng thực phẩm chỉ như một phương tiện làm tăng điều kiện vật lý của chúng ta. Những nhà dinh dưỡng đã khám phá nhiều vấn đề quan trọng về prô-tê-in, hy-đrát-các-bon, và li-pít; rồi các vi-ta-min và các chất khoáng đã được bổ sung vào cho sự cân bằng, và cuối cùng các hóa học thực vật chẳng hạn như các polyphenol đã trở nên tiêu điểm chú ý nhất gần đây. Những phát hiện nay là cần thừa nhận trong việc nghiên cứu những bí quyết chữa bệnh của thực phẩm. Nhưng đáng tiếc, bởi vì chỉ tập trung vào phương diện sinh lý dinh dưỡng nó đã bỏ qua những khía cạnh quan trọng khác của thực phẩm.

website bat dong san joomla

QUAN ĐIỂM CỦA ÐỨC PHẬT VỀ THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG PHẦN II